Ngày nay, hầu hết các mô hình kinh doanh như: cửa hàng bán lẻ, siêu thị mini, quán ăn, quán cafe,… đều sử dụng máy in hóa đơn bởi sự tiện ích của thiết bị này. Tuy nhiên, trong quá trình in ấn, nhiều người dùng lại chưa biết cách lắp giấy máy in hóa đơn sao cho đúng chuẩn và nhanh chóng. Bài viết dưới đây của thietbihkc.com sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Cùng theo dõi nhé!
Cách lắp giấy máy in hóa đơn như thế nào?
Thực tế cách lắp giấy vào máy in hóa đơn cũng rất đơn giản và nhanh chóng nếu bạn nắm được 5 bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị cuộn giấy in phù hợp máy in hóa đơn
Trước tiên, bạn cần xác định xem máy in hóa đơn của mình thuộc loại gì và thích hợp với cuộn giấy in nào. Điều này để tránh trường hợp mua phải cuộn giấy có khổ to hơn hoặc nhỏ hơn máy thì sẽ khiến máy in bị trục trặc khi vận hành.
Hiện nay giấy in hóa đơn khổ 80mm (K80) và khổ 57mm (K57) là 2 khổ giấy in hóa đơn thông dụng nhất. Tùy theo dòng máy in mà bạn cần chọn khổ giấy phù hợp. Thông thường, các loại máy in mini hay máy in hóa đơn cầm tay thì sẽ sử dụng cuộn K57. Còn lại, các dòng máy in khác sẽ sử dụng cuộn giấy có khổ K80.
Bước 2: Mở nắp máy in hóa đơn
Thao tác tiếp theo trong cách lắp giấy máy in hóa đơn là bạn tiến hành mở nắp máy ra. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn trong quá trình lắp giấy thì bạn cần tắt nguồn hoặc rút nguồn máy in trước.
Đa phần các loại máy in hóa đơn đều có thiết kế nút để mở nắp ở phía trên. Một số sản phẩm khác thì nắp mở lại nằm phía dưới thân máy in. Do đó, bạn hãy kiểm tra để biết vị trí của nút. Sau đó thực hiện thao tác ấn vào nút để tiến hành mở nắp máy in bill một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Bạn có quan tâm:
Bước 3: Đặt cuộn giấy in hóa đơn mới vào trong máy in
Tiếp theo bạn sẽ tiến hành đặt cuộn giấy in đơn hàng mới vào trong máy in. Lưu ý rằng bạn cần đặt cuộn giấy ngửa ra ngoài và hướng lên phía trên thì khi in mới ra đúng nội dung hóa đơn. Đồng thời bạn hãy xé đoạn giấy chứa keo dán tránh gây hại đầu in máy in nhiệt.
Bước 4: Đóng nắp máy in hóa đơn lại
Nếu đã cho giấy mới vào rồi thì bước tiếp theo là đóng nắp máy in hóa đơn lại. Sau đó, bắt đầu cắm lại nguồn để máy in hóa đơn có thể hoạt động
Bước 5: Tiến hành feed giấy in kiểm tra (nhấn nút feed trên máy in)
Thao tác cuối cùng trong cách lắp giấy máy in hóa đơn chính là nhấn nút Feed trên thân máy. Thực hiện giữ nút trong khoảng tầm 4 – 5 giây rồi hãy thả tay ra.
Lúc này, nếu như thao tác lắp giấy in của bạn đúng thì máy sẽ tự động đẩy giấy ra. Đồng thời máy cũng sẽ gửi về thông báo là print test thành công và không kêu báo lỗi. Ngược lại nếu thấy máy phát ra tiếng kêu hoặc không in ra nội dung Print test thì điều này cho thấy cách lắp giấy vào máy in hóa đơn của bạn đã thực hiện sai và cần thực hiện lại theo các bước cụ thể trên.
Những lỗi thường gặp khi lắp giấy cho máy in hóa đơn
Trong quá trình lắp, thay giấy cho máy in hóa đơn bạn cũng có thể gặp phải một số lỗi, trục trặc như:
Máy in hóa đơn không in được bill
Trường hợp này bạn cần kiểm tra xem có còn đủ giấy in hóa đơn không. Nếu còn giấy mà máy không in được bill thì bạn hãy mở nắp ra để kiểm tra xem cuộn giấy in đã phù hợp chưa, cách lắp giấy máy in hóa đơn đã đúng chưa, có bị thừa ra ngoài hay không? Nếu chưa thì cần chọn lại loại giấy in đúng chuẩn rồi tiến hành thay giấy.
Máy in hóa đơn không tự động cắt giấy
Thông thường, nguyên nhân chính gây ra lỗi này là do driver máy in bị lỗi hoặc dao cắt của máy in bị hư. Lúc này, bạn cần mở nắp máy in và kiểm tra giấy in đã lắp và dao cắt sau đó đóng nắp máy in là được.
Máy in hóa đơn in ra giấy in trắng
Nếu máy in hóa đơn nhưng giấy xuất ra lại không có nội dung thì có nghĩa là cuộn giấy in có thể bị đặt ngược. Cách giải quyết là bạn cần mở nắp máy in ra và đặt lại cuộn giấy in là được.
Những lưu ý khi lắp, thay giấy cho máy in hóa đơn
Trong quá trình thực hiện lắp hoặc thay giấy cho máy in bill thì bạn cũng cần lưu ý những chi tiết sau:
- Đảm bảo tắt nguồn hoặc rút nguồn máy in trước khi tiến hành lắp, thay giấy.
- Chú ý đặt cuộn giấy in sao cho chúng nằm ngay ngắn trong máy tránh đặt lệch. Tốt nhất là bạn nên sử dụng thanh chặn giấy kèm theo máy để đảm bảo máy in sẽ không bị kẹt giấy.
- Lắp đúng chiều giấy in nếu không thì khi in hóa đơn sẽ không ra mực. Nếu gặp trường hợp này thì bạn nên lắp ngược lại.
- Khi tiến hành lắp giấy cho máy in hóa đơn cần kéo một đoạn giấy thừa ra ngoài để tránh bị kẹt giấy.
Trên đây chính là cách lắp giấy máy in hóa đơn cực đơn giản và bổ ích mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Chắc chắn rằng nếu bạn thực hiện đúng theo các bước trên thì quá trình in ấn sẽ diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.